aqaqaqaqaq

aqaqaqaqaq
Là nơi lưu dấu với đời !

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Ăn mày !


Chiều tàn 
Sau những ngày tết
Phố đã lên đèn
Hai cành đào kề nhau trên xe rác kéo dọc hè phố :
Tuần trước ta đã gặp nhau !
Ở đâu ?
Phố hoa, không nhớ sao?
Ở đó nhiều hoa quá... trí nhớ của anh tuyệt thật !
Không đâu, chỉ vì anh rất khác biệt
!?
Một ả ăn mày đã tậu anh
Cô ta sạch sẽ và thơm tho kia mà !
Ăn mày là phải dơ dáy và hôi hám ư ?
Chưa hẳn, nhưng sạch và thơm thì không thể 
Sao lại không ?
Vì sẽ không được ai cho 
Không được cho thì không thể là ăn mày ư ?
Dĩ nhiên !
...
...
Có bao giờ anh phải làm ăn mày chưa?
Chưa, chưa bao giờ, chúng ta là hoa kia mà !
   Là hoa nhưng tôi thì đã từng : Trong dịp tết vừa qua từ lúc giao thừa cũng trên xe này, suốt mấy ngày tết không ai cho gì không một chút tình không một giọt nước ngày phơi nắng đêm dầm... và tôi chợt nhận ra cô ả rất giống tôi!... Có lẽ nhờ thế mà tôi còn sống được để lại gặp anh và dạo phố cùng anh... Tôi vui quá ! Đời cũng có những lúc như ri ! Như ri !  Ha ha ha !!!
Sao anh có thể vui đến thế !?
Vì được gặp lại đồng hương trên đất khách, vì chúng ta...vì...
Tôi lại khác, rất buồn !!!
!

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Hehe, một quẻ đầu năm !





Đầu năm bắt chước thiên hạ cũng tự gieo một quẻ Dịch:

Quẻ Chủ:
của bạn là quẻ số 27| Sơn Lôi Di ( yí). Quẻ kết hợp bởi nội quái là Chấn và ngoại quái là Cấn.

Ý nghĩa: Dưỡng dã. Dung dưỡng. Chăm lo, tu bổ, thêm, ăn uống, bổ dưỡng, bồi dưỡng, ví 

như trời nuôi muôn vật, thánh nhân nuôi người.

Quẻ mang điềm cát, rất tốt.


Quẻ chủ 



(Quẻ số 27) 


Sơn Lôi Di ( yí)

Quẻ Hỗ:
Quẻ Hỗ được tạo thành từ quẻ thượng là các hào 5,4,3 của quẻ chủ, quẻ hạ là các hào 4,3,2 của quẻ chủ.Quẻ hỗ tượng trưng cho giai đoạn giữa, lúc diễn tiến của sự việc cần hỏi: Đây là quẻ số 2 Thuần Khôn ( kūn). Quẻ kết hợp bởi nội quái là Khôn và ngoại quái là Khôn

Ý nghĩa: Thuận dã. Nhu thuận. Thuận tòng, mềm dẻo, theo đường mà được lợi, hòa theo 

lẽ, chịu lấy.

Quẻ mang điềm cát, rất tốt.


Quẻ hỗ 

(Quẻ số 2) 

Thuần Khôn ( kūn)


Quẻ biến:
Quẻ biến được tạo thành từ việc biến đổi các hào động của quẻ chủ (dương biến thành âm, âm biến thành dương). Quẻ biến tượng trưng cho giai đoạn cuối, là kết cục của sự việc cần hỏi: Đây là quẻ số 23 Sơn Địa Bác ( bō). Quẻ kết hợp bởi nội quái là Khôn và ngoại quái là Cấn

Ý nghĩa: Lạc dã. Tiêu điều. Đẽo gọt, lột cướp đi, không có lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản 

lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm

Quẻ mang điềm hung, không tốt.



Quẻ biến 

(Quẻ số 23) 

Sơn Địa Bác ( bō)




Hehe !






Thứ Bảy, 9 tháng 2, 2013

Cuối năm



Cuối năm

Nhà nhỏ lặng câm bạn đâu cả
Rầu rầu cỏ dại sắc phai phai
Rượu buồn tự nhấp trông như bệnh
Gió lười nhẹ phớt những cánh mai


Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Biên giới


Những ngày cuối năm ta thường ngẩm lại những chuyện đã qua, lật lại những trang sách cũ, nghe lại những bản nhạc xưa... như một tổng kết cá nhân nhằm chuẩn bị hành trang cho năm mới.
Chiều nay bổng nhớ Phạm Duy... Nhớ 'Bên cầu biên giới'.
Một Phạm Duy lang bạt kỳ hồ, trong kháng chiến đã từng tự vấn: 
'...Sống trong lòng người đẹp Tô Châu
Hay là chết bên bờ sông Danube

...
Nhưng đường quá xa vời 
Hương trời vẫn mê mài 
Lòng tôi sao vẫn còn biên giới ! 
Lòng tôi sao vẫn ngừng nơi đây 

...'


1. Theo Wikipedia: 'Biên giới hay ranh giới quốc gia là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với một nước tiếp giáp khác, hoặc với hải phận quốc tế
Có hai loại biên giới:
   * Biên giới đối địch: Là biên giới giữa hai quốc gia đang ở trong tình trạng đối địch, có khả năng xảy ra xung đột vũ trang.
   * Biên giới hòa bình hữu nghị: Là biên giới chung giữa hai quốc gia có quan hệ thân thiện, đường biên được hoạch định trên cơ sở thương lượng, bình đẳng.'

2. Theo dòng lịch sử, loài người đã tiến hành bao cuộc chiến tàn khốc cũng chỉ nhằm vẽ lại những đường biên này. Đã hao tổn biết bao xương máu đồng loại, thế mà đến nay vấn đề vẫn chưa ổn chút nào!

3. Xem lại những tình tiết diễn ra giữa biên giới Việt - Trung chúng ta không khỏi thắc mắc: Một đất nước rộng lớn như thế,  có nền văn hóa thâm sâu đến thế, có nhiều công trình nguy nga vỹ đại đến thế, có nhiều bậc anh tài kim cổ đến thế... mà vẫn đi dành lấn thêm từng mét đất bằng mọi thủ đoạn có được, không từ cả những đòn phép tiểu nhân hèn hạ, có khi lại hành xử như con nít 'chưa sạch cứt mũi' !?

4. Nhớ hồi ông già ruột còn ở quê, nhà ở phía trước là Quốc lộ I, phía sau là vườn xoài của người ta. 
Thỉnh thoảng về thăm thấy hè sau nhà ngày càng rộng thêm ra. 
Ban đầu chỉ khoảng một thước đủ để một người đi lọt quét dọn, sau vài năm đã đủ chỗ cho cả chuồng gà lẫn chuồng dê. 
Hehe! Cũng có máu bành trướng đây.
...
Một hôm nhận được lệnh: 'Mày mang tiền về để tau mua cái vườn xoài sau nhà'.
Hì hì! Có ngay, mua gì chứ nhà đất là OK liền! 
Máu bất động sản hồi đó đang chảy ầm ầm trong huyết quản mà, hơn nữa nghe đâu Chu Dung Cơ sau một đời bôn ba có đúc kết 'nhà đất của cha mẹ thì chắc chắn là của con cái...'.
Có thêm cái vườn rộng cả hecta ông vui vẻ hẳn, ra công chăm sóc trồng trọt, trông ra dáng một tiểu địa chủ lắm. 
Thế là yên từ nay ông khỏi phải nhọc công lấn đất của ai, coi rất kỳ!
...
Nhưng đời thường trớ trêu, người ta hay bảo 'đời buồn nhiều hơn vui !'
Thật thế, thời gian vui vẻ toại nguyện không được lâu:
'Mấy bữa ni Tau bực mình quá ngủ không được !'
'Sao dzậy ba?'
'Mấy cái con Tám, thằng Tư, mẹ Chín... kia nó cứ rào lấn ra vườn nhà mình !'
...
'Thì cũng giống như ba trước đây thôi mà !' (Híc ! Gậy ông đập lưng ông ?)
'Vậy mày tính sao, ngồi coi tụi nó lấn đất ban ngày ban mặt vậy à?'
...
'Người ta cũng thiếu thốn mới làm vậy thôi, vườn mình còn rộng quá mà, cứ coi như cho họ vài mét có sao đâu ba ?'
'Hừ, nói như mày thì nói làm gì ?!'
...
Phản đối thế nhưng hình như ngẩm lại thấy cũng có lý nên sau đó về thấy mấy cái nhà hàng xóm đều có sân sau ba bốn mét để thả gà nuôi heo. 
Không còn nghe mất ngủ vì chuyện rào riết chi nữa. Thỉnh thoảng lại riêng nhận được những cái liếc nhìn đầy thiện cảm của các cô hàng xóm, đúng là vật chất không tự mất đi đâu cả, hehe !

5. Thế mới thấu câu ca ta thán của Phạm Duy 'Lòng tôi sao vẫn còn biên giới' và có lẽ cũng từ đó ông gạt bỏ được cái biên giới trong lòng để đi từ dân ca, du ca, hoang ca đến tục ca... Sống vui với hết thể chế này đến thể chế khác chăng?
    Có lẽ chỉ khi mọi người đủ tri thức để dẹp được cái biên giới trong lòng đó thì thế giới mới yên được !





Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

TẾT ĐẾN



Hết Tây lại đến Ta
Ngày tháng vèo vèo qua
Sao cứ mãi tiếc nuối
Hình bóng người đã xa

Phố phường dần mở hội
Mai đào giăng khắp lối
Âm thầm qua ngõ cũ
Nụ cười lịm trên môi

Biển buồn cũng lặng sóng
Như nén chặt đáy lòng
Những ngày dài rong ruổi
Những ngày còn mênh mông !