aqaqaqaqaq

aqaqaqaqaq
Là nơi lưu dấu với đời !

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Vết xưa.

(Nhân chuyến thăm lại Hòn Bà vào thời điểm cả nước băn khoăn về y đức thời nay !)



    Ảnh trên là ngôi nhà của bác sỹ Yersin được phục dựng tại đỉnh Hòn Bà. 
   Tại đây, vào năm 1915, Yersin đã mở một đồn điền trồng Canh-ki-na (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất kí ninh chữa bệnh sốt rét.
   Nằm cách Quốc lộ I chỉ khoảng 40 Km, cách Nha Trang khoảng 60Km nhưng có cao độ tuyệt đối 1578m, cao hơn Đà Lạt 90m !
   Ngày nay tuy đã có đường ô tô lên tận đỉnh nhưng chỉ những tay lái vững mới dám leo. 
   Có lên tới đỉnh mới kính nể sự can trường của Yersin khi ông băng rừng vượt suối để gầy dựng cơ sở trồng nguyên liệu thuốc chửa sốt rét tại đây cách nay cả thế kỹ !

   Yersin là người khai phá cao nguyên Di Linh khi tìm một con đường bộ từ Phan Rí vào Sài Gòn. Sau đó lại từ Biên Hòa qua Đồng Nai lên Di Linh để tìm ra cao nguyên Lâm Viên nay là Đà Lạt.

   Từng thám hiểm, vẽ họa đồ, chụp hình, khảo sát phong tục tập quán các bộ tộc thuộc vùng Ban Mê Thuộc đến Stung Treng (Campuchia) rồi xuôi dòng Mê Kông ra đảo Phú Quốc về lại cảng Sài Gòn. Sau đó lại từ Biên Hòa lên Đà Lạt đến cao nguyên Dak Lak vào Attopeo (Nam Lào) rồi theo hướng đông ra biển tại Đà Nẵng. Cuộc thám hiểm này ông đã khảo sát một vùng rộng lớn giữa sông Mê Kông và bờ biển Đông Việt Nam từ Vỹ tuyến 11 đến 16.

   Để cảm nhận phần nào những gian khổ và thống khoái trong các chuyến thám hiểm đó ta hãy đọc vài ghi chép của ông sau đây:

   'Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như thế mãi làm cho chúng tôi rất mệt mỏi. Cây cối chen chúc. Không có đường mòn. Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét mặc dầu đã uống thuốc ngừa...'
  
     'Từ trong rừng thông bước ra tôi sửng sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này.'

    'Không khí mát mẻ đã làm tôi quên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một học sinh trung học trẻ tuổi'.

   Những chuyến thám hiểm đối với Yersin có lẽ chỉ là những chuyến dã ngoại!

   Về y học ông là người tìm ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch (Yersinia Pestis). 
   Hoạt động tích cực để thành lập trường Y khoa Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine) sau này là Đại học Y Hà Nội và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên cho tới năm 1904.
   Về nông nghiệp ông là người đi đầu trong việc đem cây cao su từ Brazil về trồng ở Việt Nam, vận động và lập một nông trại ở Suối Dầu (Nha Trang) để nghiên cứu loại cây này. 

   Khi đặt chân đến Nha Trang (1891) Yersin đã yêu mến vùng này và quyết định lưu trú tại đây. Trong một lá thư gửi cho bạn ông viết: 'Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm.'
    Ông sống gần gũi với cư dân trong vùng, tận tụy giúp đỡ những ngư dân nghèo khó tại đây. 
   Sống trong một ngôi nhà cổ 3 tầng, dân chài gọi là 'lầu ông Tư'. Tầng thượng ông đặt kính thiên văn quan sát thời tiết cho làng chài. Khi có bão ông gọi dân làng đến trú tại nhà và cung cấp thực phẩm cho họ. 
    Hằng ngày ông khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo, trong một lá thư cho mẹ ông viết: '... không bao giờ con có thể đòi tiền người bệnh cho việc chăm sóc họ. Con coi y khoa như là một chuyên môn và là một mục vụ. Đòi tiền để chăm sóc bệnh nhân chẳng khác nào nói với người đó rằng: tiền hay mạng sống.'

    Yersin mất ngày 01/03/1943 tại nhà riêng ở Nha Trang và để lại chúc thư: 
   'Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.'

Tập tin:Petit-Yersin.jpg
   Alexandre Yersin

Lầu ông Tư (Nay đã bị phá dể xây nhà nghỉ Bộ Công an)

Nhà Bác sỹ Yersin
Nhà của Yersin tại Đà Lạt

Nhà để nghiên cứu bệnh dịch hạch tại Hồng Kông

Tập tin:Alexandre Yersin - plateau Lang Biang 1893.jpg
Yersin tại Lang Biang

Tập tin:Lycee yersin cropped.PNG
Lycée Yersinnay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt .
(Được xây để vinh danh ông vào năm 1927, nay được bầu là 1/1000 kiến trúc đẹp của thế giới.)

Mộ Yersin tại Suối Dầu - Nha Trang
Bia mộ Yersin tại Suối Dầu 

Không gian tĩnh lặng trong sương mù của nhà hàng Yasaka trên đỉnh Hòn Bà
(Bên cạnh nhà Yersin được phục dựng) 

*(Một số tư liệu và hình ảnh trong bài được trích dẫn từ Wikipedia - Việt Nam và một số trang có liên quan khác)

51 nhận xét:

  1. Hoàn toàn rất cảm phục ÔNG. thích nhất câu Ông nói "TIỀN HAY MẠNG SỐNG"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi, tiền là gì ta ! Nay là mạng sống ư ? Ghê thật !

      Xóa
    2. Vết xưa nay đã mờ rồi.
      Chiều nay mình vẽ đường đi ta bà.
      Rộn ràng xe nhựa hàng đôi.
      Pháo kia chống đở kẻo thua trận này....

      Xóa
    3. Vết xưa dẫu có hơi mờ
      Vẫn hơn vết mới tụi khờ bày ra
      Nét xưa còn đẫm thơ ca
      Khôn hồn học lại ta bà tính sau !

      Xóa
  2. Một nhân cách rất hiếm có ở tất cả mọi thời đại! Phải chi giáo ở vào thời của ông, giáo sẽ xin làm đệ tử giúp việc cho ông đến mãn đời!
    Mà sao có Phan Rí ở trong trỏng dzị bác aqa?
    Nếu giáo nhớ hỏng nhầm, thì ngôi trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà Lạt hồi trước là Grande Lycee bác aqa ui, còn trường Lycee Yersin ở gần thác Cam Ly kia.
    Giáo nhớ vì giáo học ở đó 2 năm Sư Phạm mừ!
    Cảm ơn bác aqa cho giáo nhìn lại hình cái trường. Hỏng biết sao một đống hình chụp DL hồi đó giáo làm mất tiêu rùi! hic... Giáo chôm hình cái trường nhe bác aqa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - "Tháng 7-1891, Yersin cập bến Nha Trang. Ông lên bờ, đi dọc miền duyên hải đến Phan Rí và theo các con đường mòn vượt qua một ngọn đèo cao 1200 m gần Di Linh. Từ Di Linh ông định băng rừng đến Sài Gòn tìm ra con đường bộ nối liền Nha Trang với Sài Gòn, nhưng không kịp chuyến tàu đi Hải Phòng nên ông đành bỏ cuộc hành trình, xuống Phan Thiết dùng thuyền buồm ra Nha Trang.
      Ngày 21-6-1893, ông đến thác Prenn và sau đó đặt chân lên Langbiang.
      “Trên đường đi, cao nguyên nhấp nhô cao từ 900-1200 khoảng 15-20 km trước khi đến chân núi. Tôi đứng trên một vùng hoàn toàn trơ trụi và cây cỏ. Đất đồi mấp mô khiến tôi cảm giác như đang đi trên một đại dương xao động vì những ngọn sóng khổng lồ. Núi Langbiang đứng sừng sững ở giữa như một hòn đảo và hình như ngày càng xa dần khi tôi đến gần. Dưới chỗ trũng, đất màu đen và đầy than bùn. Những đàn nai lớn để yên cho chúng tôi đến gần. Cách vài trăm mét, đàn nai vụt chạy ra xa rồi ngoái cổ lại tò mò nhìn chúng tôi”

      (...)

      http://123hoang.wordpress.com/2012/02/23/khu-su%E1%BB%91i-d%E1%BA%A7u-va-m%E1%BB%99-bac-si-alexandre-yersin/#comment-19773

      Xóa
    2. Cám ơn Tín đã cung cấp thêm tư liệu.
      Welcome !

      Xóa
    3. Thông tin của Giáo lạ ghê!

      Xóa
    4. Chắc giaolang nhầm do lâu quá không về đó thôi cụ Nô ơi !

      Xóa
    5. tức 2 bác này ghê! hic... trường của giáo học hồi đó kiu Grande Lycee thiệt mừ!

      Xóa
    6. Đúng rồi giaolang, nhưng đó là gọi tắt thôi, gọi đầy đủ là Grande Lycée Yersin !

      Xóa
    7. Dân dalat vẫn gọi là Grand Lycee, Petit Lycee cùng với Franciscaine, Domain de Marie ấy mà!

      Xóa
  3. Ổng "đẹp giai" ghê, huynh nhỉ?
    Hihi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thấy là mê muội ngay phải không Dương cô nương ?

      Xóa
  4. Tui chỉ qua xem hình rồi dìa thôi " Chú Aqaqaqaqaq" ha.......Hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc thêm ít chữ rồi hãy dzìa, vội chi ta !

      Xóa
    2. Đâu có hiểu gì mà đọc chi ta......Hihi

      Xóa
    3. MTB lâu ni đâu có 'xạo' dữ vậy đâu ta !?

      Xóa
  5. "Tiền hay mạng sống!" Nghe câu ni, nhớ câu cửa miệng của mấy chú cao bồi khi dí súng zô các nhân viên nhà băng. Thông cổm cái còm lãng xẹt ni nha bác AQ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một liên tưởng thú vị cụ Nô ạ !

      Xóa
    2. Và nay các ông chủ ở Mẽo luôn căn dặn nhân viên phải đưa ngay hết tiền khi mấy chú ấy ghé thăm và nếu được thì hốt luôn con chíp giao cho hắn để tiện bề... hì hì !

      Xóa
  6. Ây za! Nhiều thú vị - khéo lại tạo cảm hứng cho một chuyến đi( tự théc méc: sao mình dám hời hợt,cưỡi ngựa xem hoa trong khi cuộc sống đích thực thế này).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Tôi luôn luôn mơ ước khám phá đất lạ, thám hiểm khi còn trẻ ta luôn tưởng tượng những điều kỳ lạ sẽ đến, không có gì là không có thể làm được”.
      (Chép tặng Ong một ghi chép của Yersin)

      Xóa
  7. Ơ! Ra là Aqa. Hì! Nip tưởng ai lạ sang nhà Nip mà cồng tình củm thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huhu........Lip Em ghé đây mà hem ghé thăm Chị nghen........Hic.....Hic.

      Xóa
    2. Hi, chỉ có Lip khen Aqa 'cồng tình củm' thôi.

      Xóa
  8. May mà ngài Yersin sống, khám phá và cống hiến vào thời đó, bây giờ thì tốn kém vụ gia hạn visa, kiểm tra hộ khầu, lại bị nghi ngờ hoặc bị cáo buộc là gián điệp nước ngoài thì chỉ có đường...húp mắm!
    Một bài viết với những thông tin vừa phải và hình ảnh giá trị nhưng là một tấm lòng AQ ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lạc quan tí cho dễ thở Sư phụ ui !
      Aqa đang tìm tài liệu để lập bản vẽ phục dựng Lầu Ông Tư đây, Sư phụ có manh mối nào không ?

      Xóa
  9. Bây giờ trên Hòn Bà người ta trồng được một ít cây Mimosa, trông cũng khỏe khoắn.
    Hiện nay Lầu Ông Tư thành nhà khách 378, và ngay cạnh đó người ta đã xây dựng công viên mang tên Yersin. Nơi này gần gũi với người dân xóm Cồn, nơi mà Yersin gần gũi nhất.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là Mộc Lan đã biết hết những nơi này rồi, thật bất ngờ.
      Chúc mừng!

      Xóa
  10. Phải chạy qua nhà chị NT mới vào được nhà Aqa đấy, nếu vào thẳng chỉ hiện cái com của Aqa cho Út Lip thoai, huynh xem lại nhá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc lúc Ong Nâu qua " Chú Aqaqaqaqaq" bỏ nhà đi quán Bờ Sông nên " phá cửa" Ong Nâu vào khg được đấy, gặp tui là "dùng búa đập bễ cửa" rồi Ong nâu à....bây giờ tui phải dzọt trước nha Ong Nâu.........khg thì..............Haha

      Xóa
  11. Chào bạn, sang đây làm quen, tình cờ được đọc bài nầy, thật buồn cho bộ công an của mình nghéo quá, không có chổ xây nhà nghĩ.chúc bạn chúa nhật an lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Aqa đã quen Mẫn lâu rồi mà !
      Gần đây một công viên mang tên Yersin được lập sát bên, cũng là một sự hối Mẫn ạ !
      http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/25_dai196-450.jpg

      Xóa
  12. Hôm nay bạn OM đã về nhà. Đúng như lời hứa, bạn OM qua thăm anh Aqa đây!
    Thực ra không phải chỉ đến hôm nay OM mới vào nhà anh. Trước đó, OM đã vào, lục lọi, đọc một số bài để tìm hiểu chủ nhà, nhưng chưa chính thức chào hỏi thôi. Hì :)

    Đọc bài này, thấy chủ nhà là người biết trân trọng quá khứ. Cám ơn anh đã cung cấp những thông tin khá hay về một người thầy thuốc đáng kính nể! Nhưng đó là chuyện ngày xưa, còn ngày nay, một nhà khoa học như thế muốn sang xứ ta để cống hiến thì chắc hơi bị... khó! Hehe!
    Nhìn ngôi nhà của ông bình yên giữa cao nguyên và ngôi mộ giản dị ở Nha Trang, cảm giác đầu tiên là sự thanh thản. Sống như thế, chết như thế, còn gì tuyệt vời hơn nữa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. OM có thật là cẩn trọng lắm lắm!
      Quá khứ dù hay hay dở cũng có cái để ta học mà OM.
      Ngày nay Aqa qua vẫn thường nghe một số giáo viên rất trẻ của Nhật tình nguyện lên tận các buôn làng của ta để dạy học đó thôi, có lẽ cái 'duy vật' nữa vời nó phá hỏng mọi thứ ở xứ sở ta đó thôi.
      Đúng sống và chết như Yersin thì không còn gì hơn nhưng để được như thế cũng phải hy sinh nhiều thứ, vấn đề là ta có đủ dũng cảm hay không mà thôi chứ Aqa nghĩ không phải do xưa hay nay.
      Chúc OM luôn vui sáng tạo !

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. Hì hụi chờ hai người mở lời trả lời( tọc mạch hông???).
      Aqa: xin phép ạ.
      Em: chị kết cả Con người và thiên nhiên Nha Trang mà.

      Xóa
  13. HV sang trả lể thầy giáo DL, cám ơn anh vẫn còn nhớ và ghé thăm HV, cũng 3 năm rồi anh nhỉ, nhanh thật... Vẫn avatar quen thuộc và lối viết của anh:)
    Vy chúc anh đầu tuần vui vẽ nhé :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà hà, 3 năm mới gặp lại mà DHV liền tống Aqa lên Đà Lạt và chuyển luôn qua nghề thầy giáo! Có dzận gì không mà ác dữ dzậy người đẹp Houston ?
      ...
      Đúng, 3 năm rồi, thời gian nhanh thật... Thỉnh thoảng sang đọc bên HV thấy Vy cũng không thay đổi gì nhiều ! Sao vậy ?
      Chúc DHV luôn tươi trẻ và sớm lóng chầy :))

      Xóa
    2. Hì, cái phần nhìn lầm anh Aqua sang người khác đã giải thik xong bên nhà Vy rồi nhé :)
      Chúc HV tươi trẻ mà còn chúc lóng chầy mới là ác thiệt luôn

      Xóa
    3. Lang thang mãi cũng ngán chớ DHV !
      :))

      Xóa
    4. Sự lựa chọn nào cũng có điều tốt và xấu, chứng tỏ là bà con trong rọ vò đầu bức tóc nhiều hơn ng độc thân, cô đơn thì độc thân/gia đình gì cũng có lúc...

      Xóa
    5. Vậy chúc Vy luôn tươi trẻ yêu đời và thỉnh thoảng yêu người nhá :)

      Xóa
  14. Trên thì vết xưa sao bên dưới tìm hoài ko thấy chiếc xe ngựa bác ui :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xe ngựa thì vẫn còn Lãnh ạ ! Nhưng dường nay bị khô cứng bởi nhựa và bê tông nên vết nay hiếm lắm.
      Tìm chi ?

      Xóa
    2. Tìm để thấy hồn thu thảo chứ chi :D

      Xóa
    3. Thu thảo dạo này đi xế hộp rồi :).

      Xóa