aqaqaqaqaq

aqaqaqaqaq
Là nơi lưu dấu với đời !

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Đầu Xuân


Nắng chiều dần nhạt bên sông
Thói cuồng chưa bỏ, lông ngông chưa chừa
Tao phùng vui kể chuyện xưa
Ba mái đầu bạc cù cưa cùng nàng

Rằng đời còn đó nắng vàng 
Cớ gì cứ mãi than van chuyện già ?
Góp chung vần điệu thơ ca
Nâng ly cạn chén, chiều tà trôi xa !

Xá chi một cõi ta bà
Từng giây, từng phút, hà hà ta cơi
Mỗi ngày một buổi sớm mơi
Bạn ơi có thấy màu trời luôn xanh ?

....
Chúc các bạn một năm mới tươi vui ! 
Aqa 



Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Buồn !



Biển xanh chẳng hiểu thác cuồng
Dồn sông bạc chát bao nguồn biệt ly ?
Dằn lòng dõi bước người đi
Hồn về tê tái, buồn chi lạ buồn !


Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

NOEL !


    Cứ Noel đến là bên tai cứ văng vẳng bài hát này !

CHÚC CÁC BẠN MỘT GIÁNG SINH ĐẦM ẤM CÙNG GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN !

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Đợi !



Gió lạnh cành thưa
Ừ, đông đã tới
Đếm từng hạt mưa
Mong chờ ngày mới ?

Chim xanh nhập đàn
Lá khô lìa cành 
Ngày rồi sẽ tới
Đời rồi sẽ mới !

Hơi nào còn ấm
Môi nào còn nồng
Xin chớ lặng câm
Dù rồi hư không !

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Nelson Mandela

"Tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng, và tôi đã chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do, trong đó mọi người dân sống với nhau hòa thuận, có những cơ hội bình đẳng. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và đạt được nó. Nhưng nếu cần, tôi cũng sẵn sàng chết vì lý tưởng đó", (Mandela nói tại tòa án Rivonia năm 1964, khi ông đối mặt với một án tử hình vì âm mưu lật đổ chính quyền).  
"Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi vẫn sẽ ở trong tù", (Mandela nói sau khi được ra tù năm 1990). 
"Những nhà lãnh đạo thực sự phải sẵn sàng hy sinh tất cả vì sự tự do của dân tộc họ".
"Không phải vua và tướng tạo ra lịch sử mà chính là đám đông quần chúng, những công nhân, nông dân, bác sĩ, luật sư". 
"Nếu có bất cứ điều gì tôi nhận thức được, thì đó là không sợ thiểu số, đặc biệt là thiểu số da trắng. Chúng ta sẽ không sống như những con mèo béo", (ông nói trước cuộc bầu cử tổng thống năm 1994). 
"Chúng ta đạt được hiệp ước rằng chúng ta sẽ xây dựng một xã hội trong đó tất cả người Nam Phi, da màu lẫn da trắng, sẽ có thể bước ngẩng cao đầu, với trái tim không run sợ, được đảm bảo về quyền bất khả xâm phạm đối với nhân phẩm - một quốc gia cầu vồng hòa bình trong nội tại và trên thế giới", (Mandela phát biểu trong lễ nhậm chức tổng thống)
"Tôi bước xuống với một nhận thức, một cảm giác rõ ràng rằng bằng một cách nhỏ nhoi, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ với dân tộc tôi và đất nước tôi", (ông nói khi thôi làm tổng thống).  
"Sự việc đều tưởng như bất khả thi cho tới khi nó được hoàn thành".
"Nghèo không phải là một tai ương. Giống nạn nô lệ và phân biệt chủng tộc, nó do con người tạo ra và có thể được xóa bỏ bằng hành động của nhân loại". 
"Đừng đánh giá tôi dựa trên những thành công của tôi, hãy đánh giá tôi dựa trên số lần tôi gục ngã và đứng dậy trở lại". 
"Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc của ông ta, với đất nước của ông ta, ông ta có thể yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã hoàn thành nỗ lực đó, và vì vậy, đó là lý do tôi sẽ ngủ yên trong vĩnh hằng", (Mandela trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu "Mandela"). 
..................................................................................................................................................................
   Nghe tin Nelson Mandela trút hơi thở cuối cùng, tôi lại tìm đọc đi đọc lại những điều ông đã phát biểu trên với một lòng cảm phục biết và ơn sâu sắc !
   Xin vĩnh biệt một ân nhân của nhân loại !





Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Vết xưa.

(Nhân chuyến thăm lại Hòn Bà vào thời điểm cả nước băn khoăn về y đức thời nay !)



    Ảnh trên là ngôi nhà của bác sỹ Yersin được phục dựng tại đỉnh Hòn Bà. 
   Tại đây, vào năm 1915, Yersin đã mở một đồn điền trồng Canh-ki-na (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất kí ninh chữa bệnh sốt rét.
   Nằm cách Quốc lộ I chỉ khoảng 40 Km, cách Nha Trang khoảng 60Km nhưng có cao độ tuyệt đối 1578m, cao hơn Đà Lạt 90m !
   Ngày nay tuy đã có đường ô tô lên tận đỉnh nhưng chỉ những tay lái vững mới dám leo. 
   Có lên tới đỉnh mới kính nể sự can trường của Yersin khi ông băng rừng vượt suối để gầy dựng cơ sở trồng nguyên liệu thuốc chửa sốt rét tại đây cách nay cả thế kỹ !

   Yersin là người khai phá cao nguyên Di Linh khi tìm một con đường bộ từ Phan Rí vào Sài Gòn. Sau đó lại từ Biên Hòa qua Đồng Nai lên Di Linh để tìm ra cao nguyên Lâm Viên nay là Đà Lạt.

   Từng thám hiểm, vẽ họa đồ, chụp hình, khảo sát phong tục tập quán các bộ tộc thuộc vùng Ban Mê Thuộc đến Stung Treng (Campuchia) rồi xuôi dòng Mê Kông ra đảo Phú Quốc về lại cảng Sài Gòn. Sau đó lại từ Biên Hòa lên Đà Lạt đến cao nguyên Dak Lak vào Attopeo (Nam Lào) rồi theo hướng đông ra biển tại Đà Nẵng. Cuộc thám hiểm này ông đã khảo sát một vùng rộng lớn giữa sông Mê Kông và bờ biển Đông Việt Nam từ Vỹ tuyến 11 đến 16.

   Để cảm nhận phần nào những gian khổ và thống khoái trong các chuyến thám hiểm đó ta hãy đọc vài ghi chép của ông sau đây:

   'Đường đi thật là khủng khiếp. Trong 4 ngày liên tiếp, chúng tôi phải vượt qua một vùng núi hiểm trở, trèo xuống, leo lên, cứ đơn điệu như thế mãi làm cho chúng tôi rất mệt mỏi. Cây cối chen chúc. Không có đường mòn. Chúng tôi phải khòm lưng chui qua các bụi tre. Vì trời mưa nên rừng có nhiều vắt không thể tả được. Những người Việt Nam đi cùng với chúng tôi bị sốt rét mặc dầu đã uống thuốc ngừa...'
  
     'Từ trong rừng thông bước ra tôi sửng sờ khi đối diện một bình nguyên hoang vu giống như mặt biển tràn đầy những làn sóng màu xanh lá cây. Sự hùng vĩ của rặng Langbiang hòa lẫn vào đường chân trời tây bắc tạo nên bối cảnh tráng lệ, gia tăng vẻ đẹp của vùng đất này.'

    'Không khí mát mẻ đã làm tôi quên đi mệt nhọc và tôi nhớ lại niềm vui được chạy hết tốc lực lên xuống những ngọn đồi như một học sinh trung học trẻ tuổi'.

   Những chuyến thám hiểm đối với Yersin có lẽ chỉ là những chuyến dã ngoại!

   Về y học ông là người tìm ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch (Yersinia Pestis). 
   Hoạt động tích cực để thành lập trường Y khoa Đông Dương (École de Médecine de l’Indochine) sau này là Đại học Y Hà Nội và được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đầu tiên cho tới năm 1904.
   Về nông nghiệp ông là người đi đầu trong việc đem cây cao su từ Brazil về trồng ở Việt Nam, vận động và lập một nông trại ở Suối Dầu (Nha Trang) để nghiên cứu loại cây này. 

   Khi đặt chân đến Nha Trang (1891) Yersin đã yêu mến vùng này và quyết định lưu trú tại đây. Trong một lá thư gửi cho bạn ông viết: 'Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm.'
    Ông sống gần gũi với cư dân trong vùng, tận tụy giúp đỡ những ngư dân nghèo khó tại đây. 
   Sống trong một ngôi nhà cổ 3 tầng, dân chài gọi là 'lầu ông Tư'. Tầng thượng ông đặt kính thiên văn quan sát thời tiết cho làng chài. Khi có bão ông gọi dân làng đến trú tại nhà và cung cấp thực phẩm cho họ. 
    Hằng ngày ông khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo, trong một lá thư cho mẹ ông viết: '... không bao giờ con có thể đòi tiền người bệnh cho việc chăm sóc họ. Con coi y khoa như là một chuyên môn và là một mục vụ. Đòi tiền để chăm sóc bệnh nhân chẳng khác nào nói với người đó rằng: tiền hay mạng sống.'

    Yersin mất ngày 01/03/1943 tại nhà riêng ở Nha Trang và để lại chúc thư: 
   'Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.'

Tập tin:Petit-Yersin.jpg
   Alexandre Yersin

Lầu ông Tư (Nay đã bị phá dể xây nhà nghỉ Bộ Công an)

Nhà Bác sỹ Yersin
Nhà của Yersin tại Đà Lạt

Nhà để nghiên cứu bệnh dịch hạch tại Hồng Kông

Tập tin:Alexandre Yersin - plateau Lang Biang 1893.jpg
Yersin tại Lang Biang

Tập tin:Lycee yersin cropped.PNG
Lycée Yersinnay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt .
(Được xây để vinh danh ông vào năm 1927, nay được bầu là 1/1000 kiến trúc đẹp của thế giới.)

Mộ Yersin tại Suối Dầu - Nha Trang
Bia mộ Yersin tại Suối Dầu 

Không gian tĩnh lặng trong sương mù của nhà hàng Yasaka trên đỉnh Hòn Bà
(Bên cạnh nhà Yersin được phục dựng) 

*(Một số tư liệu và hình ảnh trong bài được trích dẫn từ Wikipedia - Việt Nam và một số trang có liên quan khác)

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

TIN



1.
Ngày còn nhỏ thường nghe người lớn nói:
'Nếu bạn bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn bạn bằng đại bác.' 
Nghe thì nghe thế nhưng chẳng hiểu mô tê ra sao !

Mấy hôm nay nghe thiên hạ hay nói:
'Chúng ta chỉ có thể rút kinh nghiệm về những sai trái trong quá khứ để tự sửa đổi mới mong có tương lai khá hơn chứ không thể xóa bỏ quá khứ mà tốt lên được! '
Cái này có vẻ dễ hiểu hơn.

2.
Đôi khi suy nghĩ vẩn vơ:
Ta sao đen đủi sinh ra trong một sinh cảnh rối rắm thế này!
Lại nghĩ tiếp:
Sao không xem đây là cơ hội để tự rèn mình mà lại đớn hèn than thân trách phận?
Lại tiếp:
Trong sinh cảnh rối rắm thế này ta có đủ nghị lực để sống tốt không? 
Tốt một mình có ích cho ta, ích cho ai không?
Lắm người ta xem là tốt đang lâm cảnh khốn cùng, vợ con cũng khốn đốn theo kia!
...
Có thể nào làm cho sinh cảnh này khá hơn không?

3.
Lại vẩn vơ suy nghĩ:
Sinh cảnh quanh ta vẫn tươi đấy chứ, cây vẫn xanh cho hoa trái bốn mùa, mọi người gặp nhau vẫn chào hỏi tươi cười thân thiện ...
Nhưng hình như vẫn có cây gậy thỉnh thoảng lại thọc ngang bánh xe sinh cảnh ấy, làm cho mọi sự ngừng trệ chán nản... mất tin!
Ừ đúng, mất tin!
Chỉ do mất tin mà lòng ta chưa an và đâm ra chán nản thôi!

4.
Ka ka, không thể 'để gió cuốn đi' được!
Đi tìm niềm tin thôi!



Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Điếu khúc


Xin kính cẩn cúi chào
Người về với trời cao
Nhân loại buồn tiếc nhớ !
Ánh sáng một vì sao 
                 

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Nhớ !



Trời nhai chi mãi cơn mưa
Để ta nhớ Huế từ trưa tới chừ
Hương thơm còn luyến cánh thư ?
Đông Ba, Thượng Tứ, Đồi Từ nay sao ?

Nhớ ngày còn ước bay cao
Giấy dầu tre hóp nên bao cánh diều
Nhớ ngày thuộc mấy câu Kiều
Phố phường thơ hóa, nắng chiều say sưa
Nhớ ngày theo gót sáng trưa
Vườn chanh xưa ấy nay mưa có buồn ?

Bao giờ về lại hở cuồng ?
Bao giờ lội lụt giữa muôn mưa ngàn ?
Quê về ta sẽ lang thang
Thu hồn sông núi đặng mang theo cùng !