
1. Hằng ngày chúng ta cảm nhận thế giới chung quanh qua tai (nghe), mắt (thấy), mũi (ngửi), miệng (nếm) và tay, da (sờ, chạm) gọi là ngũ quan. Trong đó mắt là quan trọng hơn cả, hơn 90% thông tin ta có được đều đến từ sự thấy của đôi mắt.
Mắt người cảm nhận được dải ánh sáng (bức xạ điện từ) có bước sóng biến thiên từ 400 nm đến 700 nm (từ màu tím đến màu đỏ của 7 sắc cầu vồng) gọi là vùng quang phổ thấy được.
Hầu hết sinh vật trên trái đất cũng chỉ nhạy cảm với 'ánh sáng' có bước sóng từ 300 nm đến 1200 nm.
Cường độ mạnh nhất trong dải bức xạ điện từ của mặt trời cũng tập trung trong khoảng có bước sóng từ 300 nm đến 1000 nm.
(Biểu đồ bức xạ điện từ của mặt trời)
Sự trùng khớp giữa vùng bức xạ mạnh của mặt trời và vùng ánh sáng thấy được của sinh vật trên trái đất không hề ngẫu nhiên! Mọi loài vật trên trái đất đã tiến hóa sao cho có thể thu nhận ánh sáng tự nhiên mạnh nhất nhằm mang lại lợi thế cho cuộc sinh tồn của chính mình.
2. Ánh sáng mang lại sự sống cho muôn loài và mang lại văn minh cho loài người.
Loài người bắt đầu vượt trội từ khi biết cách tạo ra lửa và giữ được lửa. Cho đến nay cũng chưa có loài vật nào có thể chủ động tạo ra lửa!
Có lửa con người có ánh sáng để xua tan bóng đêm, chế biến thức ăn, chế tác dụng cụ - máy móc... dần dà tạo ra cả nền văn minh đồ sộ ngày nay.
Có thể nói tìm ra lửa (ánh sáng) là phát minh quan trọng nhất của loài người !
3. Ánh sáng cho đến nay cũng vẫn là thông tin duy nhất cho ta biết sự có mặt, khoảng cách, nhiệt độ, nguyên tố chủ yếu, tốc độ... của muôn vàn vì sao, thiên hà trong vũ trụ. Qua ánh sáng họ 'thấy' cả những lổ đen, nơi mà không một hạt sáng nào thoát khỏi sức hút khủng khiếp của nó !
Con người còn mày mò tạo ra những dụng cụ hỗ trợ tinh vi để có thể thấy những loại ánh sáng mà mắt thường không thấy được như kính hồng ngoại, angten vi-ba...
Với kính hồng ngoại họ có thể quan sát trong đêm như đang ban ngày.
Với các chảo angten tinh vi họ có thể 'quan sát' vẽ lại bản đồ bức xạ vi ba của vũ trụ và qua đó đoán biết sự tiến hóa (lịch sử) của cả vũ trụ.
4. Ánh sáng cũng mang lại cả sự chết chóc qua những thứ vũ khí có sức hủy diệt ngày càng ghê gớm, ngày nay loài người đã sở hữu một lượng bom nguyên tử, nhiệt hạch có thể làm vỡ tung cả chục trái đất!
5. Từ xa xưa người Trung Hoa đã quan niệm ánh sáng là nhận thức, qua cách viết chữ: 'MINH' (明): Nhận thức, được ghép từ hai chữ: 'Nhật: (日) : Mặt trời ; 'NGUYỆT' : (月) :Mặt trăng.
Ánh sáng cũng thường được liên tưởng với bóng tối, là một cặp đối lập. Ánh sáng là biểu tượng của sự sáng suốt, minh triết, chính đạo. Bóng tối đại diện cho sự mê muội, u tối, tà đạo.
6. Cũng như các cặp đối lập khác, ánh sáng và bóng tối luôn song hành.
Ánh sáng là dương, bóng tối là âm. Trong tối có sáng và trong sáng có tối, sáng tăng thì tối giảm và tối giảm thì sáng tăng (như vòng tròn Thái cực).
7. Ánh sáng là dương, chủ động; Bóng tối là âm, bị động.
Để lấn át bóng tối ánh sáng cần có năng lượng, lấn át càng nhiều năng lượng cần càng lớn !
Ngược lại bóng tối không cần năng lượng để tồn tại, nó chỉ cần chờ đợi ánh sáng hụt năng lượng yếu đi là nó mạnh lên ngay, ánh sáng càng yếu nó càng mạnh !
8. Thế nhưng cuộc sống vẫn thường chuộng sáng hơn tối.
Sáng: Tích cực.
Tối: Tiêu cực.
9. Ông bà ta vẫn thường phát biểu đơn giản:
'Hết cơn bỉ cực đến hồi thái lai !'
Hoặc:
'Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời !'
Nhưng :
'Có công mài sắt, có ngày nên kim.'
....
Ý vậy ! Hì hì...!