aqaqaqaqaq

aqaqaqaqaq
Là nơi lưu dấu với đời !

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Mơ xa !



Ngày xưa tôi ở địa đầu
Nơi bom đạn réo lửa ngầu trời xanh
Tưởng đâu nơi chốn thị thành
Chiến tranh xa lánh, an lành thảnh thơi
Nhưng, ôi đạn pháo tơi bời
Rót vào chốn thị thịt phơi máu người
Đêm đêm trời đất rực ngời
Hỏa châu giăng mắc, sao trời mờ tan

Tuổi thơ ngập ngụa hung tàn
Đồ chơi là những dây đan đạn đồng
Tay gờm làm súng ngang hông 
Bày ra giả trận đánh ròng đêm thâu
Sân chơi thành lở hào sâu 
Mảnh bom trộn lẫn đất nâu máu người
Vang vang 'súng miệng' nực cười
Hòa chung cảnh giới người người lầm than !

Hương giang vốn dĩ khẽ khàng
Bỗng dưng ăm ắp 'Giang thuyền' dồn quân
Núi kia chứng kiến bao lần
Cố đô khói lửa bần thần bất an
Bao cơn ngói nát nương tàn
Bao lần chiến cuộc quét quang xứ này
Tuổi thơ súng dựng ngang mày
Âm thầm tập trận chờ ngày lập công!
...

Nay mơ tụ lại máu Hồng
Xin người thôi kể chiến công ngày nào
Bỏ qua thù hận buổi nao
Cùng nhau xây đắp xôn xao chốn trần
Trẻ thơ bọc giữa lòng nhân
Sáng chăm sách vở, chiều nâng sáo diều
Tối về mân vú mẹ yêu
Mơ trong gió mát câu Kiều quê hương

                                      27042012 TTC 
(Nhân 30/4 lại sắp đến, chép lại tặng HN)

20 nhận xét:

  1. Hihi, cái nhan đề "Mơ Xa" này có mùi diễn tiến wòa bìn!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nô trốn việc qua dành tem của tui phải khg.........huhuhuhu

      Xóa
    2. @cụ Nô: Zậy hở cụ Nô!
      @MTB: Nghe đồn dân chuyên nghiệp không khóc mà ta !

      Xóa
    3. Chiều nay tui có mặt tại Nha Trang 4/1/ 2013 ....

      Xóa
    4. Chiêu này ở đây xưa rồi, không biết là VN đi trước chú Sam 12 giờ ư MTB? Kakaka...!

      Xóa
    5. Quê quá tui dìa ngược lại ...haha

      Xóa
  2. Tối về mân vú mẹ yêu
    câu thơ nầy khó viết nhưng khi viết ra được nó lại thành câu thơ hay nhất anh ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn BĐM đã ghé và có lời động viên.
      Chúc anh vui khỏe !

      Xóa
  3. Cám ơn AQ tặng bài thơ này, những ai sống đồng thời mới hình dung hết những gì tác giả gửi gắm qua từng đoạn, từng câu. Sau Mậu Thân, Huế đổ nát, Huế điêu tàn, lòng người Huế bất an và bây giờ, đã 45 năm rồi mà mấy câu của cơ quan thông tin VNCH sơn trên tường rào trường ĐHSP Huế vẫn cứ rõ mồn một: "Nước sông Hương dấu tích hờn căm/ Gạch thành Huế dấu xưa phẫn nộ" và "Ai lên nghĩa địa Ba Đồn/ Nhớ về Phú Thứ cộng chôn dân mình!". Câu kết:"Mơ trong gió mát câu Kiều quê hương" dễ thương quá AQ ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân ta rút kinh nghiệm khi đi biển: 'Bể cả mênh mông nhưng quay lại đã thấy bờ !'và thường liên tưởng tới 'bể khổ...'
      Cũng thường nghe nhà Phật dạy rằng: 'Oán báo oán, oán chồng chất. Ân báo oán, oán giải trừ.'
      ...
      Ngày nay người Đức cũng đã xây dựng khu đài tưởng niệm 'nạn Diệt chủng Do Thái' thật ấn tượng ngay giữa Berlin với mục đích: 'Sao cho việc đó không còn tái diễn!'
      ...
      Aqa nghĩ rằng học lịch sử không phải để nhớ ngày tháng sự kiện xảy ra mà để hiểu và rút kinh nghiệm nhằm hạn chế những sai lầm trên bước đường phía trước!
      Nhưng 'mơ (sao cho mọi người Việt điều được sống) trong gió mát câu Kiều quê hương.' cũng hơi xa phải không sư phụ ?

      Xóa
  4. Có bài nào gửi cho tui hay khg vậy " Chú Aqaqaqaqaq " ??????????????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có bài Mùa Thu Buồn.

      Xóa
    2. Sao tui khg thấy.........hử ????

      Xóa
    3. Thơ Haiku đó, không thấy ư? Dõ hơn nhá:
      Mùa
      Thu
      Buồn !

      Xóa
    4. " Chú Aqaqaqaqaq "...........................

      Xóa
  5. Cụ Cường gởi cho Thu Buồn chục bài đi ,đọc đến tết luôn..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Để thời giờ cho MTB đi kiếm 'quàng' chứ bác !

      Xóa
    2. 2 NGỪ NHỚN này dám trôn ở đây " nói xấu " tui phải khg ?????????????

      Xóa
  6. Cũng hay hay cho những người ít hiểu biết, ít để ý đến cái bể khổ- hay khổ hoài rồi nên quen nhỉ?
    Ngày lễ rầm rộ mấy cũng không làm Ong chú ý vì ở góc này ngày qua ngày cứ yên yên.
    Rồi ai chả mong cuộc sống tốt hơn, cứ mong thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rốt cuộc rồi cũng bình yên cả phải không Ong Vàng?

      Xóa