aqaqaqaqaq

aqaqaqaqaq
Là nơi lưu dấu với đời !

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Thú đau thương !



Đọc 'cánh diều tuổi thơ' của giaolang bỗng cả một ký ức tuổi thơ mê diều ùa về :

1. Không biết từ bao giờ, có lẽ từ lúc vài ba tuổi, lúc biết ngạc nhiên với mọi sự vật chung quanh, Aqa mê bầu trời lộng gió, mê cả ngày lẫn đêm. 
    Ban ngày thường ra sau hè, kiếm bóng mát, nằm ngữa ngắm bầu trời xanh thẳm với những cụm mây trắng, khi nhanh khi chậm, biến ảo khôn lường mà tưởng tượng ra đủ loại hình thú, ma quỷ... khi một con lúc cả bầy, lúc thật giống khi mang mang !
    Đêm đêm ra sân trước, trên xích đu, ngữa mặt ngắm trăng sao không biết chán là gì ! 
    Còn nhớ như in: Có hôm ở sân trước  thấy trăng ngay giữa trời bỗng thắc mắc 'Không biết sau hè có  trăng không?', luồng ra hè 'Ừ có !', lại  tiếp 'Không biết nó có phải là trăng trước sân không?', nhìn nhớ đặc điểm rồi lại ra đằng trước 'Giống y! Vậy chỉ là một!... mà sao nó 'đi' nhanh quá vậy?' liền chạy thật lẹ ra sau 'nó đã ra trước!', chạy nhanh hơn tới trước 'Vẫn thế ! Nó tới trước.' chạy nhanh bao nhiêu nó cũng luôn nhanh hơn. 'Mình không thể chạy nhanh hơn trăng được !'. Híc!

2. Từ mê bầu trời chuyển dần sang mê những thứ bay cao được trên trời như chim, tàu bay... và ước sao mình cũng bay được như thế. 
    ...
    Đến khi nhà chuyển ra Cố Đô, mới biết thêm 'loài diều' cũng bay cao được mà quan trọng là ta có thể tự làm, bèn chuyển ngay sang mê diều ! 
    Tò mò tìm hiểu và dần trở thành một anh thợ diều của xóm ! 
    Không có loại gì không làm được, từ có đuôi đến không đuôi... ó, bướm, quạ, công cho tới rít... rồi  tàu bay đến tàu thủy. 
    Làu làu loại nào cần phải cước lớn, loại nào hợp với lèo đôi...
    Làm diều xong lại thả diều, thả diều làm diều mê mệt, không biết chán là gì! 
    Ngày càng điêu luyện, khi thả một con lúc thả cả bầy... danh lừng nức xóm ! He he...!

3. Chính phủ (ông già) thấy có thần dân khéo tay cũng khoái chí, thỉnh thoảng ra xem nó trình diễn một cách hãnh diện với xóm phường! 
    Đến hôm (híc!) phải ký xác nhận lên Thành tích biểu (xách đèn đỏ) của nó thì sự hãnh diện đó chuyển ngay thành một trận đòn long trời lở đất và đau đớn đi kèm là bầy diều xếp hàng vào lò thiêu. (Cảnh tượng y như dân Do Thái trong nạn  diệt chủng!)
    Và nghị quyết được ban hành ngay sau đó:
    'Cấm tiệt! 
    Từ nay cấm tiệt, tau mà thấy một con diều trong nhà ni nữa thì mi chết với tau! 
    Đi làm về mà không thấy mi ở nhà cũng chết với tau luôn! 
    Không diều diếc bi bóng chi hết !
    Cái đồ học ngu mà ham chơi !'
    ...
    Híc ! "Thế là hết, chiều ni em đi mãi !" 
    Thật thế sao ?

4. Nhìn chung, nghị quyết cũng có hiệu quả :
    Từ đó thành tích biểu tháng sau thường có vị thứ cao hơn tháng trước nhưng diều thì không hoàn toàn diệt vong !
    Bầy diều dần được phục sinh trong gian khó nhưng nay không còn được treo đầy vách nhà nữa mà được chuyển vào bí mật, mỗi nàng ở một góc tối trên trần nhà hoặc được gửi hàng xóm và chỉ được tự do ra phơi nắng bọc gió trong giờ hành chánh!
    Chính phủ lại thắc mắc trong nghi ngờ: 'Cái thằng nớ ở nhà cả ngày sao cứ đen thui !'
    (Híc! Cứ giờ hành chánh là nhân dân lại giang nắng thả diều mà trắng chi được hè !)

5. Thỉnh thoảng, cũng bị lộ nhưng do vị thứ đã được cải thiện nhiều nên nhân dân chỉ bị vài roi vi cảnh và dĩ nhiên đau khổ đi kèm vẫn là nàng diều đi thẳng lò thiêu !
    Em này ra đi thì một hai em khác khác lại chào đời, dân số luôn tăng trưởng trong bí mật !
    Nói chung chính phủ không thể dập tắt hẳn thú vui của nhân dân, nhất là khi cái thú ấy đã chuyển thành đam mê và thấm đẫm máu thịt !

6. Không đam mê sao được khi ngắm nhìn một vật phẩm tự tay tạo tác tung bay trong gió, dây căng nối tít trời xanh.
    Không đam mê sao được khi những 'lá thư' trắng phau theo dây diều vút lên trời xanh như những cánh bướm chấp chới trong nắng mang theo hoài bảo thơ ấu.
    Không đam mê sao được khi thu diều về trong ánh mắt nể nang của đám bạn cùng trang lứa.
    Không mê sao được ?
...
    Mê đến nỗi không được phép ra sân banh (cấm vận) thì leo lên mái nhà thả diều!
   Mê đến nỗi thiếu gió cũng thả, chạy thật nhanh đầu ngoáy ra phía sau đưa nhanh cánh diều lên cao, nơi có nhiều gió... hụt chân lộn cổ là chuyện thường, đầu gối cùi chỏ luôn trầy trụa !
    Mê đến nỗi trong mơ cũng thả diều! Cả nhà không hiểu sao 'Nó ngủ mà thỉnh thoảng hai tay lại đưa lên giật giật rất nhịp nhàng.' (Chỉ mỗi bà nội biết nhưng thương cháu nên không tiết lộ. Hehe, thương bà nội nhất nhà !)
    Mê đến nỗi trong cơn mộng du nó leo lên trường thành chạy mà đầu vẫn ngoái ra đằng sau hướng theo sợi cước vô hình với hai tay nhịp nhịp trong đêm. Thật lạ là những lúc như thế lại không bao giờ hụt chân lộn cổ... sau một hồi tung hoành lại về nhà ngủ như không có gì xảy ra!
    Mê đến nỗi tản cư, chạy loạn mà cũng leo rào vào ga xe lửa Đà Nẳng thả diều để rồi bị bắt nhốt để chính phủ phải cất công lãnh về !
...
   Nhớ có lần cùng cụ Nô về thăm Huế, nhậu ở quán 'Xẹt' bên bờ sông Hương cùng thằng bạn ở xóm cũ, một anh bồi trẻ măng đến hỏi 'Có phải là Cường diều không ?' !
    Quá đã cho một đam mê của tuổi thơ !

7. Nhớ có người bạn thường ví 'Vợ như sợi dây và ta như con diều, diều bay cao được là nhờ có sợi dây tốt !' 
    Phải chăng ta có được ngày nay là nhờ những đam mê cùng roi vọt xưa kia ?


    
      




41 nhận xét:

  1. Đoạn đầu có hiếu với "chính phủ", đoạn kết có hiếu với "bí thư"! "Nhân dân" thèm muốn được tự do bay bổng, nhưng cái bay được lại phải có sợi dây ràng, đúng là một đời chìm trong thú đau thương! Ô hô! Ai tai!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhưng đàn ông ai cũng tự nguyện được hưởng cái thú đau thương đó. Ai tai ô hô!

      Xóa
    2. Mọi sự vật đều tuân thủ định luật cân bằng một cách tự nhiên, nếu muốn chúng ta chỉ đủ sức lệch quỷ đaoj của nó một vài khắc ngắn ngủi rồi đâu lại vào đó mà thôi ! Có gì đâu mà phải ta thán cụ Nô và giaolang ?

      Xóa
    3. nhưng mà Cường diều chỉ cần lệch một chút là bay tuốt luốt vì diều của Cường... có răng, huhu...

      Xóa
    4. Có răng mô giaolang hè !

      Xóa
  2. Nhỏ ai cũng một thời chạy đua với trăng, và còn khoe trăng theo mình nữa chớ.. phải ko Cụ Cường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó Thinho, hồi đó Aqa cũng thắc. Mắc sao trăng cứ chỉ đi theo mình ! Nhưng bây giờ bạn đã giải thích đượ chưa? Hì hì!

      Xóa
  3. có thêm cái nhận xét này nữa: Vợ là sợi dây để giữ cho diều bay... có giới hạn, nếu vợ mà thả dây là đàn ông... bay tuốt trên mây, hỏng có đường quay dzìa! hehe... đúng chóc, bác aqa ha!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xem ra giaolang rất khoái cái khoảng dây diều này, ngày nay cũng có những con diều có khả năng tự cắn đứt dây đó, giaolang cẩn thận nhá!

      Xóa
    2. ko lo bác aqa ui! giáo thủ sẵn kim, rục rịch là... bẻ răng, còn chi mà cắn, keke...

      Xóa
    3. Diều nó cắn bằng ý giaolang à, có kềm cũng bó tay thôi !

      Xóa
  4. Đúng là một tuổi thơ...kinh điển!
    và một tuổi trưởng thành còn...kinh hơn!
    Bác AK đang kêu gọi mọi người " Lịm người đi trong thú đau thương" đó sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Aqa có dám kêu gọi ai đâu Miêu, Hồn ai nấy lịm thôi, lịm càng sâu thương đau càng tợn, hehe!

      Xóa
  5. Tui đọc từ 1-4, xin phép "Chú Aqaqaqaqaq" nói 1 câu ngắn gọn: Bị "chính phủ" cấm là quá đúng . hết...haha
    Đoạn sau lúc nào rảnh tui chạy sang...hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạo này MTB rất có kế quạch và rất chi là lễ phép đó, Chúc mừng!

      Xóa
    2. Hèn chi tui thường nghe nói : Cháu hư tại Bà..hehe

      Xóa
    3. còn tui hư tại... MTB! hic...

      Xóa
    4. Tui nghĩ Giáo hư là tại "Chú Aqaqaqaqaq" kìa, hông phải tại tui mà...huhuhuhuhuhuhu

      Xóa
    5. Ừ nếu hai cháu hư là tại Ông vậy ! Kakaka...

      Xóa
  6. Vài ba tuổi đã biết "mê bầu trời lộng gió, mê cả ngày lẫn đêm" là xịn rồi, vậy là bước đầu của "mộng hải hồ, trời biển" khi lớn lên, rồi từ trung niên đến chớm già rủ rê làm xe chạy năng lượng mặt trời đi thi để đến 60- 70 thì...chơi cây cảnh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy tuần nay sao cứ vào blog cùa sư phụ lại gặp ngay dòng chữ 'HN hasn't share any ... with you' gần đây vào blog của Hothin cũng gặp y như vậy mà không hiểu tại sao! Hic!
      ...
      Còn sống thì còn cố gắng bày cuộc để vui với đời chứ biết làm gì nữa sư phụ ! Hình như Phù Vân vẫn thường phát 'không bày thì biết làm gì !'.
      Thank sư phụ đã chỉ đường cho tuổi 70 nhưng Aqa nghĩ đường còn rất dài mà thế gian lại thay đổi quá nhanh nên thôi được cuộc nào ta vui cuộc đó, cứ từng phút từng giây cho có vẻ thức thời vậy. Thank sưphu lần nữa, hì hì!

      Xóa
    2. bày bác aqa nè, đến 60-70 chơi... xương rồng đi aqa! keke...

      Xóa
    3. Xương rồng có mấy đứa cháu nó dành chơi rồi !

      Xóa
  7. Thật là ngưỡng mộ sợi dây diều dài nối từ Phan Rí tới Huế rồi...đứt tại Nha Trang...
    Hehe...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dương cô nương có vẻ thích chí nhể !

      Xóa
  8. Vợi là người thả diều ! Vợ thả bao nhiêu thì bay bấy nhiêu thôi ! ke ke ke...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước hết bay theo sự độ lượng của vợ sau đó ta tưởng tượng thêm cho nó thoả chí Lão Lục nhỉ !

      Xóa
    2. Miễn là vợ cứ thả diều.Bay cỡ nào cũng là bay,cũng là xa tầm tay của vợ ! Ha ha ha...

      Xóa
    3. Lão Lục thì phải bay như Đại Bàng mới thoả chí, hì hì !

      Xóa
  9. Nể nhân dân : 1- khéo tay hay làm 2- viết một đoạn mà nhìn rõ lắm nhiều điều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và nhân dân lúc nào cũng thảm cả phải không Ong !

      Xóa
    2. Khg những thảm mà còn hại nữa: hại thân...hihi, phải khg Ong Vàng?

      Xóa
    3. Không thảm mà riêng dân Huế còn rất đáng iu.

      Xóa
    4. MYB có nghe Ong nói gí không ? Kakaka!

      Xóa
  10. Cũng nể "Chú Aqaqaqaqaq" thiệt, bị "chính phủ giam cấm" cỡ nào cũng có đường tầu thoát, cái này được gọi là Pó tay.com luôn rồi " Chú Aqaqaqaqaq" à....hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu biết luôn là ảo tưởng, thì đừng nên tưởng ảo là ok thôi mà, đúng khg "Chú"?

      Xóa
  11. Bởi vậy giam cầm cấm đoán nhân dân luôn là một ảo tưởng đó MTB !

    Trả lờiXóa
  12. Có ai tự nguyện "mần" diều cho AQ mê rùi dzị ta?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KIMTHANH và Dương cô nương thật giàu tưởng tượng, chúc mừng !

      Xóa
  13. Diem sang tham Cuong...rat vui duoc biet ban...chuc ngay tet Doan Ngo vui that nhieu nha....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất cảm kích vì được quý nương ghé qua.
      Cám ơn quý nương nhiều lắm !
      Quý nương lưu tâm giúp cái hủ bự bự nhá !

      Xóa